Thách Thức Của Nhượng Quyền Thương Hiệu Cao Cấp
Nhượng quyền thương hiệu cao cấp và nhượng quyền thương hiệu trung bình, tất nhiên thương hiệu có tiếng sẽ được quan tâm hơn. Nhưng đây có thực sự là lựa chọn hoàn hảo, cùng TUIBAO phân tích những thách thức khi tham gia nhượng quyền thương hiệu cao cấp nhé!
Kinh doanh nhượng quyền luôn là 1 trong những mô hình kinh doanh thu hút nhiều sự đầu tư nhất. Tuy nhiên, để lựa chọn 1 thương hiệu nhượng quyền phù hợp với khả năng kinh tế và đối tượng khách hàng luôn là điều mà người nhận quyền hướng tới. Theo đánh giá của TUIBAO, những lợi ích mà thương hiệu cao cấp mang lại thì đa số tất cả các thương hiệu khác cũng có thể đem đến cho khách hàng, nhưng có những vấn đề mà chỉ có những thương hiệu trung cấp – bình dân mới có thể giải quyết được, trong đó có bài toán về chi phí nhượng quyền.
1. Chi phí nhượng quyền cao – Thách thức nhượng quyền thương hiệu cao cấp
Đây là bài toán mà ít người có thể giải quyết được, đặc biệt là những cá nhân mới khởi nghiệp, nguồn vốn không mạnh. Nên nếu đổ hết tiền vào chi phí nhượng quyền thì đó là một ván bài cực kỳ nguy hiểm.
Vì đối với những mặt hàng cao cấp, thứ họ bán là “thương hiệu” – là cái tên, chứ không hẳn chỉ đơn giản là sản phẩm. Chính vì vâỵ, khi tham gia nhượng quyền thương hiệu cao cấp, giá để sử dụng tên tuổi của họ sẽ rất cao, dao động từ 800 triệu – 2 tỷ. Đồng thời, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu về cam kết doanh thu và chia lợi nhuận dành cho những thương hiệu cao cấp này.
2. Chi phí vận hành nhân công và nguyên liệu – Thách thức nhượng quyền thương hiệu cao cấp
Vì là thương hiệu cao cấp, tất cả những điều liên quan đến vận hành quán như nguyên liệu, nhân công đều có những quy chuẩn được đặt ra, và tất cả các chi nhánh nhượng quyền đều phải thực hiện theo đó.
Ví dụ như một ca làm việc yêu cầu phải có 2-4 người, nguyên liệu sử dụng hàng tháng phải đáp ứng được con số mà bên nhượng quyền đưa ra, hay đơn giản là về những yêu cầu về đồng phục, không gian quán,…
Vì vậy, ngoài chi phí “sở hữu” thương hiệu đó, bên nhận quyền cũng cần 1 khoản tiền dự trữ để chi trả các chi phí nhân công, nguyên liệu, vận hành để phù hợp với tiêu chuẩn từ bên thương hiệu đưa xuống.
3. Chất lượng và giá cả sản phẩm – Thách thức nhượng quyền thương hiệu cao cấp
Nếu là 1 ngành hàng có sự cạnh tranh cao như ngành F&B thức uống, đặc biệt là những quán kinh doanh về trà sữa, thì vấn đề không nằm ở thương hiệu nữa, mà nó sẽ nằm ở chất lượng và giá cả.
Khi trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu tầm trung, giá cả vừa phải nhưng vẫn cung cấp được những sản phẩm mà khách hàng mong muốn với chất lượng hoàn hảo thì đây sẽ là mối đe dọa đối với nhượng quyền thương hiệu cao cấp.
Cùng một nhu cầu nhưng xuất hiện nhiều lựa chọn, lúc này, giá cả và chất lượng sản phẩm sẽ là điều quyết định khách hàng lựa chọn thương hiệu nào để trở thành “fan trung thành” và quảng bá dựa trên sức ảnh hưởng của họ.
4. Trình độ và kinh nghiệm kinh doanh – Thách thức nhượng quyền thương hiệu cao cấp
Khi đã là thương hiệu cao cấp, bất kể là ngành nào thì khi đó thương hiệu sẽ có những yêu cầu về trình độ dành cho người tham gia nhượng quyền. Họ sẽ đòi hỏi những yêu cầu về kinh nghiệm kinh doanh, về kiến thức vận hành và quản lý cửa hàng,…. Đây sẽ là một bất lợi với những khách hàng có độ tuổi trên 35, những người phụ nữ nội trợ, hay những người chưa bao giờ học về kinh doanh, quản lý nhà hàng nếu họ muốn tham gia nhượng quyền thương hiệu cao cấp.
>>> Tổng hợp công thức nền pha trà sữa giá rẻ được các thương hiệu tin dùng
KẾT LUẬN
Nhượng quyền thương hiệu cao cấp có thể ví như là một miếng bánh ngon và đẹp mắt trong cửa hàng bánh ngọt, nhưng để mua và ăn nó thì cần bỏ ra rất nhiều. Trong khi ở cửa hàng bánh còn rất nhiều loại vẫn đáp ứng được mong muốn ăn bánh của mình. Vì vây, hãy cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng về kinh nghiệm hay tiền bạc trước khi tham gia nhượng quyền một thương hiệu cao cấp.
Một bình luận