Phương Pháp Nhượng Quyền Năm 2024
Các phương pháp nhượng quyền được quan tâm vì nhượng quyền kinh doanh hiện tại đang là con đường mà nhiều người muốn hướng tới, và đây là mô hình kinh doanh có hiệu quả, mang mục đích đôi bên cùng có lợi. Mô hình nhượng quyền rất đa dạng, người nhận quyền đã nắm hết được những phương pháp nhượng quyền trên thị trường chưa? Hãy cùng TUIBAO tìm hiểu nhé
1. Phương pháp nhượng quyền thương hiệu toàn diện
Đây là phương pháp nhượng quyền “trọn gói”. Theo đó, 4 điều cơ bản của thương hiệu bao gồm:
- Bộ nhận diện thương hiệu,
- Công thức sản phẩm
- Công nghệ kinh doanh, sản phẩm/ dịch vụ
- Hệ thống các phương thức marketing
Những gì liên quan đến thương hiệu đều phải được cung cấp cho bên nhận nhượng quyền theo những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng.
Hai khoản phí bao gồm phí hoạt động và phí nhượng quyền sẽ được bên nhận quyền chuyển cho bên chủ thương hiệu với một hợp đồng có thời hạn 3-5 năm tùy thuộc vào thương hiệu. Sau khi kết thúc hợp đồng, hai bên có thể ngồi lại để bàn thêm có muốn tiếp tục ký thêm hợp đồng và cùng đồng hành với nhau nữa không.
Ngoài ra, các loại chi phí về nguyên liệu, thiết kế & trang trí, chi phí thiết bị, tiếp thị, quảng cáo… của bên nhận quyền thương hiệu có thể sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ thêm.
2. Phương pháp nhượng quyền không toàn diện
Nhượng quyền không toàn diện được thực hiện chỉ trên một hoặc một số mảng nào đó của bên nhượng quyền ví dụ như công thức sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, mô hình quản lý,…
Theo đó, bên nhượng quyền sẽ không can thiệp quá nhiều vào trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền. Mà chỉ thực hiện quản lý và có những điều khoản ràng buộc với những thứ được nhượng quyền.
Phương pháp nhượng quyền này không có sự phổ biến ở Việt Nam, nên rất ít khi mọi người được nghe hay có sự bàn luận về nó. Thay vào đó, nhiều người sẽ biết đến phương pháp nhượng quyền trọn gói hay nhượng quyền tham gia có quản lý hoặc có tham gia đầu tư vốn.
3. Phương pháp nhượng quyền tham gia có quản lý
Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp thương hiệu, hình thức kinh doanh, người quản lý và điều hành cho bên nhận quyền.
Hình thức này sẽ giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh của bên nhận nhượng quyền sẽ dễ dàng hơn.
Có thể hiểu đơn giản về hình thức này đó chính là bên nhượng quyền tham gia vào quá trình vận hành, quản lý quán chứ không đơn giản chỉ là hướng dẫn, đào tạo 1-1 cho những người chưa có kinh nghiệm quản lý.
4. Phương pháp nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Ở phương pháp này, bên nhượng quyền sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào bên nhận quyền, thông qua đó sẽ có sự can thiệp trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Vừa để mở rộng thương hiệu, vừa xem như là mình đang bỏ vốn đầu tư.
Hình thức này được thực hiện một phần do thương hiệu đó muốn khai phá thêm các thị trường mới. Phương pháp này ở Việt Nam chưa có thương hiệu Việt nào khai thác và đưa vào vận dụng. Vì thương hiệu mạnh thì họ ngại việc đầu tư cho người nhượng quyền, thương hiệu chưa nổi tiếng thì nguồn vốn lại không đủ. Đây chính là sự bất lợi của phương pháp nhượng quyền này.
>>> Các loại dụng cụ pha chế cần thiết khi kinh doanh quán trà sữa
KẾT LUẬN
Đối với những người chưa có kinh nghiệm, việc tham gia nhượng quyền để học hỏi và lấy kinh nghiệm kinh doanh – quản lý – vận hành một cửa hàng là điều cần thiết. Tuy nhiên, người nhận quyền cần xác định được thương hiệu và phương pháp nhượng quyền của thương hiệu đó rồi mới tham gia, tránh để “tiền mất” nhưng lại không học hỏi được điều gì.
TUIBAO chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh của mình nhé!!!
2 Bình luận