6 Loại Chi Phí Nhượng Quyền Cần Nắm Rõ Nếu Không Muốn Thất Bại
Chi phí nhượng quyền khi tham gia nhượng quyền thương hiệu là điều được quan tâm vì hoạt động kinh doanh này ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Nhưng để tham gia nhượng quyền, chủ kinh doanh cần nắm bắt được thông tin về định hướng, mục tiêu, đối tượng khách hàng của thương hiệu, sau đó dự trù chi phí cho quán.
Vậy, chủ kinh doanh cần nắm rõ những loại chi phí nhượng quyền nào nếu muốn tham gia nhượng quyền thương hiệu, cùng TUIBAO tìm hiều nhé!
1. PHÍ NHƯỢNG QUYỀN – TOP 6 Loại chi phí nhượng quyền
Mỗi một thương hiệu sẽ có một mức phí nhượng quyền riêng tùy vào độ nổi tiếng của thương hiệu, dao động từ 40 triệu đến 1 tỷ. Có những thương hiệu cao cấp hơn thì sẽ lên đến 2 tỷ – 2 tỷ 500 triệu. Loại chi phí nhượng quyền này sẽ phụ thuộc vào độ uy tín nổi tiếng và phủ sóng của thương hiệu.
Thông thường thời hạn cho một hợp đồng nhượng quyền thương hiệu là 3 năm. Sau 3 năm, cả 2 bên sẽ ngồi lại và đám phán có muốn tiếp tục tái ký hợp đồng không.
Ngoài hình thức nhượng quyền có thời hạn, còn có hình thức nhượng quyền vĩnh viễn. Và mức chi phí nhượng quyền cho hình thức này sẽ phụ thuộc vào thương hiệu đó, và nó sẽ cao hơn chi phí nhượng quyền có thời hạn.
2. PHÍ THUÊ MẶT BẰNG – TOP 6 Loại chi phí nhượng quyền
Ngoài phí nhượng quyền thì phí thuê mặt bằng là loại phí tốn nhiều tiền thứ hai, đặc biệt là dành cho những ai chưa có sẵn mặt bằng.
Tùy vào lĩnh vực chủ kinh doanh muốn tham gia nhượng quyền là gì, mà sẽ có những yêu cầu về diện tích mặt bằng tối thiểu. Đối với quán trà sữa, yêu cầu quán có diện tích tối thiểu là 50m2. Nằm ở vị trí có mật độ dân cư đông đúc, đặc biệt là gần trường học, khi dân cư,…
Chi phí thuê mặt bằng sẽ tùy thuộc vào khu vực. Ở những nơi có mức sống cao như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, mức giá sẽ dao động từ 30 triệu – 50 triệu hoặc 1-200 triệu đều có. Những khu vực khác dao động ở mức 7-20 triệu.
Vì vậy, chủ kinh doanh phải có một khoản vốn rộng để dự trù chi phí nhượng quyền, đặc biệt là dành cho hai khoản phí nhượng quyền và phí mặt bằng.
3. PHÍ GIÁM SÁT HÀNG THÁNG – TOP 6 Loại chi phí nhượng quyền
Chi phí nhượng quyền này là hạng mục thương hiệu nhượng quyền sẽ cung cấp, tư vấn cho chủ kinh doanh về việc triển khai và thực hiện những chương trình khuyến mãi, chiến lược marketing, cũng như đào tạo nhân viên tại cửa hàng.
Mức chi phí cho hạng mục này được điều chỉnh linh hoạt, dao động trong khoảng 30-50 triệu/ năm. Có những thương hiệu sẽ hỗ trợ vốn cho khách hàng thông qua chi phí này bằng cách miễn giảm về mức 0 đồng.
4. CHÍ PHÍ NGUYÊN LIỆU – TOP 6 Loại chi phí nhượng quyền
Đa số các thương hiệu yêu cầu chủ kinh doanh chỉ sử dụng nguyên liệu của chính họ để đảm bảo về chất lượng đầu ra sản phẩm. Lần nhập hàng đầu tiên, chủ kinh doanh phải mua đơn hàng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong 3 tháng, dao động ở mức 200-400 triệu.
Sau đơn hàng đầu tiên, những đơn hàng sau sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh doanh của quán. Chi phí này cũng sẽ được thương hiệu dành mức chiết khấu cho khách hàng. Tuy nhiên, đây là loại chi phí nhượng quyền bắt buộc phải dự trù sẵn trong 3 tháng đầu tiên tham gia nhận quyền dù không biết tình hình kinh doanh sẽ như thế nào, vì vậy, hãy luôn đặt ra bài toán chi phí, đưa các con số ra để kiểm soát được dòng tiền của mình nhé.
5. CHI PHÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT, DỤNG CỤ – TOP 6 Loại chi phí nhượng quyền
Chủ kinh doanh có thể mua những thiết bị dụng cụ tại những địa điểm mà thương hiệu chỉ định. Hoặc phía thương hiệu sẽ cung cấp sẵn cho cửa hàng.
Chi phí nhượng quyền cho hạng mục này dao động ở mức 100 triệu. Ngoài ra, khách hàng nên dự trù thêm 20 – 50 triệu cho việc bảo hành và sữa chữa những cơ sơ vật chất đặc thù của quán.
6. LƯƠNG NHÂN VIÊN – TOP 6 Loại chi phí nhượng quyền
Mức chi phí cho hạng mục này sẽ tùy thuộc vào mô hình, quy mô và khu vực kinh doanh.
Trung bình, mức chi phí này ước tính khoảng 300-500 triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi và được điều chỉnh dựa trên yêu cầu cụ thể của mỗi cửa hàng và của thương hiệu.
KẾT LUẬN
Kinh doanh nhượng quyền là món bánh ngon dành cho những ai muốn kinh doanh làm chủ nhưng chưa có kinh nghiệm quản lý, vận hành quán. Nhưng nó cũng có thể là “thuốc độc” cho những ai không hiểu rõ nó và không nắm được những điều căn bản, về chi phí hoạt động, vận hành nó.
Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm, đừng vì những phút bốc đồng mà tham gia khi chưa nắm và dự trù được những chi phí nhượng quyền cần thiết, để rồi dẫn đến “bể nợ”. Hãy cẩn thận với bất kỳ hình thức kinh doanh nào mà bạn muốn tham gia.
TUIBAO chúc các bạn thành công trên con đường kinh doanh của mình nhé!!!
5 Bình luận