NĂM 2024 THAM GIA KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN CẦN NẮM THÔNG TIN GÌ?
Kinh doanh nhượng quyền luôn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều người mới khởi nghiệp, có đam mê kinh doanh làm chủ nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý và vận hành quán.
Tuy nhiên, mô hình này có những ưu – nhược điểm gì, và người tham gia kinh doanh nhượng quyền cần nắm rõ những thông tin nào để có thể lựa chọn được thương hiệu chất lượng khi tham gia nhượng quyền, cùng TUIBAO tìm hiểu nhé!
>>> Thách thức khi tham gia nhượng quyền thương hiệu cao cấp
1. Ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
– Tiết kiệm thời gian xây dựng một thương hiệu mới, có sức cạnh tranh
Những thương hiệu đã có chuỗi cửa hàng sẽ rất phù hợp cho bạn để lựa chọn tham gia nhượng quyền. Vì khi đó, sức cạnh tranh trên thị trường về thị phần của họ đã có, giúp bạn hạn chế được những phương hướng tìm hiểu về tệp khách hàng, về đường lối phát triển.
– Tiếp cận được tệp khách hàng có sẵn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
Những thương hiệu có chuỗi nhà hàng sẽ có một tệp khách hàng rộng và trung thành với thương hiệu. Vì vậy, khi tham gia kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ không phải tốn công tìm khách hàng cho bản thân hoặc lo lắng không ai biết đến quán của bạn.
– Sản phẩm, dịch vụ có quy chuẩn hệ thống bài bản
Tất cả những thương hiệu khi kinh doanh đều có hệ thống bài bản, và có những quy chuẩn để nhân viên theo đó thực hiện. Vì đây là điều cơ bản khi muốn xây dựng – kinh doanh một thương hiệu. Vì vậy, bạn sẽ được tiếp xúc với những điều tinh túy đã được chắt lọc sau một khoảng thời gian hoạt động và tối ưu của thương hiệu.
– Được hỗ trợ đào tạo nhân viên, quản lý, kế hoạch kinh doanh từ bên nhượng quyền
Như đã nói ở trên, những điều này nó nằm ở cách quản lý, xây dựng và vận hành thương hiệu. Vì vậy, khi tham gia kinh doanh nhượng quyền bạn sẽ được hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn tận tình dù là người chưa có chút kinh nghiệm kinh doanh nào trước đó. Vì khi nhận quyền, cửa hàng của bạn đã là một phần của thương hiệu, cách hoạt động kinh doanh của bạn đều sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu.
– Nhận được hỗ trợ về nguồn vốn từ bên kinh doanh nhượng quyền
Vì là hoạt động dựa trên nguyên tắc cùng win – win, nên bên thương hiệu sẽ có những chương trình hỗ trợ về nguồn vốn dành cho thành viên nhận quyền. Phần hỗ trợ này sẽ được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào thương hiệu nhượng quyền.
2. Nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Những nhược điểm này chính là điều mà người nhận nhượng quyền cần tìm hiểu và nắm rõ thông tin trước khi quyết định có tham gia kinh doanh nhượng quyền hay không.
>>> 3 Vấn đề vận hành quán không tốt nhưng không phải ai cũng biết
– Chi phí để mua thương hiệu
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cho kinh doanh nhượng quyền, và họ có thu phí thương hiệu – chi phí này giá không hề thấp. Đặc biệt là những thương hiệu cao cấp, dao động ở mức 1 tỷ – 2 tỷ 500 triệu, và có thể còn cao hơn.
Vì vậy, người nhận nhượng quyền cần tìm hiểu giá trị thương hiệu đó trên thị trường xem có thực sự đáng để bỏ tiền mua thương hiệu hay không. Đồng thời, phải dựa trên nguồn vốn của bản thân để dự trù, vì ngoài khoản phí “mua thương hiệu”, bạn cần phải quan tâm đến chi phí vận hành – quản lý như nhân công, nguyên liệu, máy móc, bảo trì,…. Nên thay vì “cố đấm ăn xôi” với những thương hiệu cao cấp, hãy lựa chọn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu phù hợp với “túi tiền” của bản thân.
– Mất “quyền sở hữu thương hiệu” mặc dù phát triển
Khi tham gia nhượng quyền, các bên sẽ có ràng buộc về pháp luật. Tuy nhiên, đôi khi sẽ có những rủi ro tiềm ẩn tranh chấp giữa các bên, dẫn đến chấm dứt hợp đồng dù cửa hàng của bạn vẫn đang phát triển.
Vì vậy, khi tham gia kinh doanh nhượng quyền, người nhận quyền cần làm rõ và nắm bắt được những về vấn đề quyền lợi khi “sở hữu” thương hiệu của mình. Tránh ký hợp đồng khi không hiểu rõ những mục quyền lợi và bắt buộc giữa hai bên được nêu trong hợp đồng nhượng quyền.
– Lợi nhuận phải chia sẻ với bên nhượng quyền
Đây cũng là 1 trong những thông tin cực kỳ quan trọng mà khi tham gia nhượng quyền cần lưu ý.
Đối với những thương hiệu cao cấp, việc ăn chia lợi nhuận có thể sẽ nằm trong hợp đồng. Và mức ăn chia phải tùy theo mức thương hiệu đưa ra. Đồng thời bạn còn phải cam kết lợi nhuận hàng tháng để “được” duy trì hoạt động cửa hàng của mình.
– Hoạt động kinh doanh mang tính rập khuôn, lặp lại hoạt động của thương hiệu chủ
Một số thương hiệu, đặc biệt là những thương hiệu cao cấp họ đã có hệ thống rập khuôn và họ không chấp nhận những ý kiến góp ý của bên nhận nhượng quyền. Điều này sẽ nằm trong mục quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận quyền, nên bạn cần đọc kỹ thông tin ở mục này, để tránh về sau phát sinh ra ý kiến trái chiều, dẫn đến những tranh chấp và mâu thuẫn trong quá trình kinh doanh của đôi bên.
KẾT LUẬN
Kinh doanh nhượng quyền luôn là sự lựa chọn của nhiều người khi chưa có kinh nghiệm nhưng muốn làm chủ, sở hữu “cửa hàng riêng” của bản thân. Tuy nhiên, kinh doanh luôn có 2 mặt lợi – hại, nhượng quyền cũng vậy. Nên bạn phải tìm hiểu kỹ, nắm thông tin trước khi muốn tham gia nhượng quyền một thương hiệu, một sản phẩm nào đó. “Bút sa gà chết” – Một khi bạn chưa nắm rõ được thông tin, nhưng lại ký hợp đồng, về sau sẽ có thể xảy ra những tranh chấp không đáng có.
TUIBAO chúc bạn luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình!!!
2 Bình luận